Các loại ram máy tính và cách phân biệt DDR, DDR2 và DDR3

Bạn muốn nâng cấp, thay thế Ram máy tính mà không phân biệt được có những loại Ram như thế nào. Trong bài viết dưới đây thanhbinhpc.com sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại Ram này.

>>> Top 7 loại ram DDR3 có hiệu năng chơi game tốt nhất

Ram thực chất chỉ là bộ nhớ tạm thời của máy tính, khi máy tính còn hoạt động. Khi máy tính tắt Ram xóa hết thông tin được lưu trữ. Từ khi công nghệ máy tính được phát triển, các loại Ram cũng được phát triển nhiều loại. nhưng khoảng 15 năm trở lại đây thì chủ yếu là DDR, DDR II, và DDR III.

Các loại Ram DDR, DDR II, và DDR III được phát triển như thế nào. Tất cả các loại ram DDR, DDR2 và DDR3 đều dựa trên thiết kế SDRAM ( Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ – Synchronous Dynamic Random Access Memory).

Tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Tốc độ dữ liệu gấp đôi – Double Data Rate có nghĩa là truyền được hai khối dữ liệu trong một xung nhịp.

Tốc độ ram

Đặc điểm khác nhau giữa  3 loại Ram DDR, DDR2 và DDR3 là tốc độ truyền giữa từng loại. Hiện nay một chiếc DDR I Bus 1600 có thể truyền tải 12, 8 MB/s trong khi tốc độ truyền tải tối đa của DDR I Bus 400 (tối đa) chỉ đạt 3,2 MB/s mà thôi.

Điện áp ram

Điện áp các loại Ram tăng thấp dần với các đời ram: DDR3 có điện áp thấp hơn DDR2, DDR2 thấp hơn DDR. Các loại DDR sử dụng điện 2.5 V, DDR2 dùng điện 1.8 V và DDR3 là 1.5 V (mặc dù các module cần đến 1.6 V hoặc 1.65 V rất phổ biến và những chip chỉ yêu cầu 1.35 V trong tương lai cũng không phải là hiếm).

Một số module bộ nhớ có thể yêu cầu điện áp cao hơn trong bảng, nhất là khi bộ nhớ hỗ trợ hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ chính thức (ví dụ như bộ nhớ để overclock).

Thời gian trễ ram

Thời gian trễ là khoảng thời gian mà mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi từ lúc yêu cầu lấy dữ liệu cho đến lúc dữ liệu thực sự được gửi tới đầu ra. Nó còn được gọi là CAS Latency hoặc đơn giản là CL. Con số này được viết theo đơn vị chu kỳ xung nhịp.

Ví dụ một bộ nhớ có CL3 tức là mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 3 chu kỳ xung nhịp từ lúc truy vấn cho đến khi dữ liệu được gửi. Với một bộ nhớ CL5, mạch điều khiển bộ nhớ phải đợi 5 chu kỳ xung nhịp. Cho nên khi thay thế bạn nên chọn những Module có CL thấp nhất có thể, để giúp máy tính hoạt động nhanh hơn.

Lưu ý: khi so sáng bạn nên cần so sánh các bộ nhớ có cùng tốc độ xung nhịp. Một bộ nhớ DDR2-800 CL5 sẽ hoãn ít thời gian hơn (nhanh hơn) khi chuyển dữ liệu so với bộ nhớ DDR3-800 CL7. Tuy nhiên, do cả hai đều là bộ nhớ “800 MHz” nên đều có cùng tốc độ truyền tải lớn nhất trên lý thuyết (6,400 MB/s).

Điểm đầu cuối trở kháng

+ DDR: có điểm cuối trở kháng có điện trở trên bo mạch chủ.

+ DDR2 và DDR3 thì điểm cuối này nằm bên trong chip bộ nhớ

Các điểm đầu cuối trở kháng được thiết kế như thế để làm tín hiệu phản xạ tại điểm cuối tránh nhiễu xạ ảnh hưởng đến chất lựng xử lý.

Khác nhau về thiết kế bên ngoài.

Mỗi chip bộ nhớ đều được hàn trên một bo mạch vòng gọi là “module bộ nhớ.” Module bộ nhớ cho từng thế hệ DDR có sự khác nhau về thông số và bạn không thể cài module DDR2 lên khe cắm DDR3 được.

Bạn cũng không thể nâng cấp từ DDR2 lên DDR3 mà không thay thế bo mạch chủ và sau đó là CPU, trừ khi bo mạch chủ của bạn hỗ trợ cả khe cắm DDR2 và DDR3 loại này rất ít. Với DDR và DDR2 cũng vậy. Module DDR2 và DDR3 có cùng số chạc, tuy nhiên khe cắm nằm ở vị trí khác nhau. DDR I có số chân cắm là 184, trong khi DDR II và DDR III là 240.

XEM THÊM: 

>>> 3 lưu ý quan trọng khi chọn và nâng cấp Ram

>>> Top 21 CPU hỗ trợ chơi game mạnh nhất năm nay