Tổng hợp 14 cách khắc phục sự cố MẤT MẠNG WIFI cho laptop

Nếu bạn dùng máy tính xách tay, chắc chắn sẽ có những lục bạn gặp phải lỗi máy tính bắt được wifi nhưng không vào được mạng. Những khi công việc đang gấp gáp thì đây quả là điều vô cùng khó chịu. Vậy làm thế nào có thể khắc phục sự cố mất mạng wifi cho laptop để giúp mạng WiFi hoạt động bình thường trở lại? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Thanhbinhpc.com nhé!

>>> Tổng hợp 9 cách khắc phục lỗi không vào được WiFi windows 7, 8, 8.1

>>> Tổng hợp 7 lỗi máy tính không vào được mạng và cách khắc phục

Tổng hợp các lỗi mất mạng Wifi

 

1. Không tìm thấy SSID (tên mạng):

Nếu một ngày đẹp trời, khi mở laptop của mình lên làm việc mà nó không thể tìm thấy thiết bị Wifi của bạn, thì bạn có thể thực hiện một trong các thao tác sau nhé.

a. Sử dụng chức năng bật tắt Wifi trên laptop:

Hầu hết các dòng laptop hiện nay đều có thiết kế phím bật tắt mạng Wifi có biểu tượng cột sóng (thông thường là phím F2), còn với các dòng laptop đời cũ chức năng này thường được thiết kế là một lẫy gạt.

Trong trường hợp laptop của bạn không tìm thấy tín hiệu WiFi bạn hãy thử nhấn vào phím fn + phím bật tắt Wifi này để máy dò và kết nối lại với router.

b. Tạo kết nối bắt buộc cho laptop:

Để tạo kết nối bắt buộc bạn vào mục Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing | Manage Wireless Networks.

Lúc này sẽ xuất hiện danh sách các mạng Wifi, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Wifi muốn kết nối rồi chọn Properties và đánh dấu vào mục Connect even if the network is not broadcasting its name (SSID).

Trong trường hợp không thấy tên Wifi trong danh sách liệt kê thì bạn nhấn chuột vào mục Add | chọn Manually connect to a wireless network và nhập vào các thông tin khai báo mạng.

c. Khởi động lại máy tính và WiFi:

Việc làm việc suốt 24 giờ hàng ngày mà không được nghỉ ngơi khiến cho một số thiết bị model và router wifi thường bị quá tải, nóng,… dẫn đến lỗi.

Do đó, việc kiểm tra và khởi động lại router để đảm bảo tín hiệu mạng wifi được duy trì ổn định là điều cần thiết. Việc khởi động lại wifi có thể giúp sửa được một số lỗi phần mềm trên máy tính và router WiFi của bạn.

d. Tạm tắt router Wifi và khởi động lại máy tính:

Nếu như bỗng dưng bạn đang ngồi làm việc mà bị ngắt kết nối Wifi, bạn hãy thử khởi động lại máy tính sau đó tắt router wifi và model trong khoảng 5 đến 10 phút rồi bật lại.

Trong trường hợp model tích hợp sẵn wifi thì bạn cần phải kiểm tra lại tất cả những cáp kết nối và phích cắm điện xem có đang trong tình trạng hoạt động bình thường hay không? Sau đó mới tiến hành bật tắt modem wifi, rồi cuối cùng là khởi động lại máy tính.

e. Khôi phục cài đặt gốc cho Wifi:

Nếu như bạn đã thử tất cả các phương án trên đều không mang lại hiệu quả, thì bạn hãy khôi phục lại cài đặt gốc cho Wifi bằng cách nhấn vào nút reset nhỏ ở sau mặt lưng của router Wifi giữa ít nhất trong 10 giây.

Việc này sẽ đưa cấu hình của router Wifi về trạng thái ban đầu và giúp kết nối trở lại bình thường. Thế nhưng bạn cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi reset Wifi, bởi nó sẽ khiến các thiết lập trước đó của bạn biến mất.

Nút reset trên router wifi

2. Tín hiệu WiFi yếu dần:

Bạn đang sử dụng Wifi bình thường mà bỗng thấy tín hiệu yếu là hiện tượng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này có quá nhiều điện thoại hay các thiết bị có sử dụng băng tần 2.4GHz gây nhiễu hay do các tấm gương kính có trong phòng làm cản sóng wifi.

Do đó, để khắc phục sự cố mất mạng wifi cho laptop bạn cần phải kiểm tra lại những đồ vật bên cạnh máy tính và kiểm tra ăngten bên ngoài router cũng như các bản cập nhật firmware của router.

a. Di chuyển Wifi ra vị trí khác:

Nếu bạn gặp phải tình trạng wifi chỉ có một vạch sóng, thì hãy thử chuyển vị trí đặt router trong nhà tới một nơi gần với vị trí sử dụng hơn, tuyệt đối không nên để wifi vào chỗ kín hoặc ngăn kéo.

Ngoài ra, bạn phải đảm bảo trong bán kính 3 mét quanh wifi không có thiết bị nào có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sóng wifi như lò vi sóng hay điện thoại di động.

b. Thay thế ăng ten của router Wifi:

Nếu việc di chuyển vị trí wifi là không thể thì thay thế ăng ten của raouter wifi để cải thiện cường độ sóng Wifi được xem là phương pháp trực tiếp và mang lại hiệu quả nhất.

Hiện các cột sóng wifi được bán khá phổ biến tại các cửa hàng thiết bị máy tính trên phố Thái Hà, Lê Thanh Nghị, Lương Thế Vinh,… bạn có thể dễ dàng tìm được cốt sóng Wifi phù hợp với router wifi của mình.

ang ten cua router wifi

c. Sử dụng bộ khuếch đại sóng Wifi:

Một trong những cách khắc phục sự cố mất mạng wifi cho laptop là sử dụng bộ khuếch đại sóng wifi. Bộ khuếch đại sóng Wifi sẽ giúp tăng cường tín hiệu sóng mà router Wifi phát ra cả về độ mạnh lẫn phạm vi. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sắm cho mình một thiết bị như vậy nếu chưa hài lòng với tình trạng kết nối sóng Wifi hiện nay.

bo khech dai song wifi

3. Máy tính không vào được mạng do lỗi DNS:

Bỗng một lúc nào đó khi bạn cố gắng truy cập đến Google.com, thế nhưng chiếc laptop của bạn lại đưa bạn bến máy chủ DNS và yêu cầu đi đến địa chỉ IP của Google.

Điều này thật là phiền phức bởi nó chỉ cho phép bạn truy cập đến google bằng các gõ địa chỉ IP trên trình duyệt mà không phải là tên miền thông thường google.com. Nếu bạn gặp phài tình trạng này thì có thể sử dụng DNS của google hoặc của hãng thứ 3 theo hướng dẫn sau:

– Bước 1: Chọn Start | Command Prompt | Nhập lệnh Ping  google.com | nhấn Enter địa chỉ IP của google sẽ hiển thị bên dưới.

– Bước 2: Vào Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing | chọn Wifi bạn đang kết nối | Chọn Properties | kích đúp vào Internet Protocal Vertion 4 | kích vào Use the following address và Use the following DNS server addresses và nhập vào DNS của Google hiện nay là 8.8.8.8 và 8.8.4.4 sau đó nhấn ok.

may tinh hhong vao duoc mang do loi dns

4. Quét virus toàn bộ máy tính:

Nếu như bạn sử dụng máy tính tại cơ quan hay công ty có kết nối với nhiều máy tính khách có thể sẽ gặp phải trường hợp tất cả các máy đều vào được mạng bình thường chỉ có một máy tính không thể vào được mạng đây có thể là do lỗi phần mềm trên máy tính đó.

Trong một số trường hợp virus và các phần mềm độc hại có thể làm giám đoạn kết nối internet vì vậy biện pháp hữu hiệu là quét virus.

Ngoài ra, nguyên nhân của tình trạng trên cũng có thể là do trình duyệt bị lỗi, vì vậy bạn có thể thử với tất cả các trình duyệt trên máy tính của bạn. Một nguyên nhân khác nữa đó là Driver card mạng bị mất hoặc bị lỗi cũng khiến cho máy tính của bạn mất mạng.

5. Wifi bị lỗi Limited Access (chấm than):

Tình trạng lỗi Limited Access rất phổ biến khi sử dụng mạng trên máy tính xách tay, nguyên nhân chủ yếu là do router Wifi không thể cấp  địa chỉ IP cho máy tính của bạn. Để có thể khắc phục tính trạng này thì bạn hãy tham khảo một trong các cách dưới đây.

a. Khởi động lại bộ phát Wifi:

– Bước 1: Bạn sử dụng công tắc nguồn của thiết bị Wifi để tắt thiết bị trong khoảng 5 đến 10 phút rồi bật lại, còn nếu không có công tắc nguồn bạn có thể rút ổ cắm điện để khởi động lại thiết bị.

– Bước 2: Sau khi Wifi khởi động lại xong bạn kiểm tra kết nối xem đã được chưa. Nếu vẫn chưa kết nối được bạn chuyển sang cách 2.

b. Cách 2 đặt lại địa chỉ IP tĩnh cho máy.

Để thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy có 2 cách:

Cách 1: Yêu cầu Wifi cấp lại địa chỉ IP động.

– Bước 1: Run | gõ cmd | gõ enter.

– Bước 2: Giải phóng địa chỉ IP cũ bằng dòng lệnh ipconfig / release

– Bước 3: Xin cấp lại đị chỉ IP mới bằng dòng lệnh ipconfig / renew

– Bước 4: kiểm tra kết quả.

dat lai dia chi ip tinh

Cách 2: Đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy bằng cách:

Vào Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing | chọn Wifi bạn đang kết nối | Chọn Properties | kích đúp vào Internet Protocal Vertion 4 và nhập vào dải IP cho máy. Tùy thuộc vào dải địa chỉ của Wifi mà bạn đặt địa chỉ ip máy tính của mình cho chính xác và kiểm tra kết quả.

6. Quên mật khẩu truy cập vào Wifi:

Với trường hợp này bạn bắt buộc phải thiết lập lại cấu hình mặc định của router Wifi. Thông thường ở mặt sau của các Wifi đều được bố trí nút “reset”, bạn chỉ cần dùng một chiếc ghim kẹp tài liệu ấn vào đó cho đến khi đèn LED nháy đều thì các cài đặt cụ sẽ bị xoá bỏ. Sau đó bạn có thể truy cập vào Wifi và thiết lập mật khẩu mới theo ý muốn của mình.

7. Khắc phục lỗi có sóng Wifi nhưng không vào được mạng:

a. Khắp phục máy tính không vào kết nối được wifi trên win 7

– Bước 1: Mở Network and Sharing Center => Change Adapter Settings

– Bước 2: Clicked chuột phải vào Local Area Connection

– Bước 3: Clicked Configure

– Bước 4: Chọn tab Advanced

– Bước 5: Đánh dấu mục Network Address và thay đổi value bằng cách nhập 12 chữ số ngẫu nhiên (VD;AAAAAAAA)

– Bước 6: Click OK.

khac phuc may tinh khong vao ket noi duoc wifi tren win 7

b. Khắp phục máy tính không vào kết nối được wifi trên win 8

– Bước 1: Chọn bấm chuột phải vào biểu tượng kết nối wifi ở system tray (phía góc dưới bên phải màn hình) và chọn “Open Network and Sharing Center“.

– Bước 2: Trong cửa sổ Network and Sharing Center bạn chọn vào biểu tượng kết nối WiFi -> Properties -> Configure.

– Bước 3: Tiếp tục trong cửa sổ Properties bạn chọn qua tab “Power Management” và bỏ dấu tick ở mục “Allow the computer to turn off this device to save power”. Sau đó nhấn OK.

c. Khắp phục máy tính không vào kết nối được wifi trên win 10

– Bước 1: Start => Run

– Bước 2: Gõ Services.msc

– Bước 3: Tìm Id_String2.6844F930_1628_4223_B5CC_5BB94B87 9.762 trong danh sách

– Bước 4: Click chuột phải và chọn Properties

– Bước 5: Từ thả xuống chọn Disabled

– Bước 6: Click STOP rồi Click Apply

– Bước 7: Khởi động lại

khac phuc may tinh khong vao ket noi duoc wifi tren win 10

 Trên đây là tổng hợp lỗi và khắc phục sự cố mất mạng wifi cho laptop thường hay gặp phải, hy vọng với những chia sẻ từ đội ngũ kỹ thuật viên của thanhbinh.pc sẽ giúp bạn có thể tự khác phục được các sự cố đơn giản này ngay tại nhà.

Chúc các bạn thành công!

XEM THÊM:

>>> Tổng hợp 7 cách khắc phục lỗi dns trên máy tính mới nhất

>>> Hướng dẫn khắc phục lỗi Proxy trên máy tính thành công 100%

>>> Tổng hợp 7 cách khắc phục tình trạng máy tính vào mạng báo lỗi ssl mới nhất