Làm thế nào để chọn cho một chiếc vỏ case máy tính vừa rẻ vừa bền mà lại vừa thích hợp với case máy tính của mình? Là câu hỏi mà nhiều khách hàng đến mua sản phẩm tại cửa hàng ThanhbinhPc.com hay thắc mắc. Tuy việc mua chọn vỏ case cho máy tính đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
>>> Địa chỉ bán linh kiện máy tính giá rẻ uy tín tại Hà Nội
>>> Hơn 300 Case máy tính cũ giá rẻ chỉ từ 80 đến 200k
Với 5 lưu ý quan trọng giúp bạn lựa chọn vỏ case cho máy tính dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn chọn cho mình một vỏ case máy tính tốt nhất.
Vỏ case cho máy tính là linh kiện máy tính cấu thành từ bên ngoài có tác dụng bao bọc và giữ mới, làm sạch, tránh tác động không mong muốn từ bên ngoài cho các linh kiện bên trong của máy tính. Các thương hiệu vỏ case cho máy tính đang bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam là Coolermaster, Corisair, Courgar, Thermantake, Antec…Đa số các mặt hàng vỏ case cho máy tính đều đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu cấu thành. Nhiều sản phẩm vỏ case cho máy tính còn có tính năng cao cấp như: quản lý dây cáp, khay tháo lắp nhanh ổ cứng và hỗ trợ tản nhiệt nước giúp người dùng sử dụng thêm nhiều tính năng thông minh. Vậy làm thế nào để chọn lựa giữa vô vàn lựa chọn ý? Với 5 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Kiểu dáng case
Việc quan trọng đầu tiên là bạn phải chọn kiểu dáng, kích thước của case máy tính. Có 4 loại case máy tính được sử dụng nhiều tại Việt Nam: Full tower, mid tower, micro tower, case dạng hộp. Nhưng bạn cần chọn cho mình một vỏ case phù hợp nhất với Mainboard mà bạn đã lựa chọn. Đây tưởng chừng là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể đưa ra những lựa chọn chính xác.
Loại Case | Chiều cao | Chiều rộng | ||
|
8” | 18” | ||
|
7.5” | 19” | ||
|
7” | 15” | ||
|
10” | 14” | ||
|
17” | 16,5” |
(Bảng kích thước trung bình của các loại Case, đơn vị: inch, 1inch=2,54 cm)
Ví dụ cụ thể như nếu bạn chọn:
+ Mainboard cỡ lớn là MSI Z97 Xpower AC hay Gigabyte™ GA Z97X-SO (ATX Form Factor; 30.5cm x 24.4cm) thì Case của bạn phải đủ không gian và các chân đế phù hợp cho nó (Full Tower).
+ Còn nếu bạn chỉ sử dụng Mainboard cỡ nhỏ như micro ATX hay mini ITX thì lựa chọn case lớn sẽ rất lãng phí (cho dù dòng Case này vẫn hỗ trợ) và các dòng câu Mini hay Mid Tower sẽ phù hợp hơn.
Một lưu ý tiếp theo là linh kiện phần cứng bên trong máy tính có kích chỡ như thế nào. Nếu bạn muốn sử dụng những linh kiện GPU khủng như R9 290X hay GTX 780Ti (có chiều dài lên tới 30 cm hoặc hơn) thì không gian bên trong máy phải đủ chứa nó mà không ảnh hưởng tới thiết bị khác. Trong trường hợp này bạn không nên chọn những case Mid – tower, nếu chọn bạn phải tháo một số linh kiện khác hoặc có thể không lắp vừa.
Vấn đề liên quan đến kích thước vỏ case máy tính tiếp theo đó chính là nguồn máy tính. Đa số các vỏ case máy tính đều có kích thước nguồn lớn hơn so với kích thước của dây nguồn, để trừ trường hợp thêm các dây cáp kết nối. Tùy vào mức độ sử dụng để chọn lựa vỏ case sao cho phù hợp.
Kết luận: để chọn lựa chính xác vỏ case bạn mong muốn, bạn nên biết rõ kích cỡ loại Mainboard đang sử dụng và chắc chắn rằng nó tương thích với các thông số về kích thước của Case . Cũng nên lưu ý xem chiều dài lớn nhất của nguồn và GPU có thể gắn vào được Case cũng như không ảnh hưởng tới các linh kiện khác.
2. Giải pháp tản nhiệt
Máy tính muốn sử dụng bền và ổn định bạn không nên bỏ qua yếu tố làm mát máy tính. Tùy vào loại tản nhiệt cho máy tính bạn sẽ có cách lựa chọn vỏ case máy tính riêng.
Bộ tản nhiệt chất lỏng Corsair’ H110
Đối với trường hợp sử dụng tản nhiệt nước, cụ thể như Corsair’ H110 thì bạn không chỉ cần chỗ cho 2 chiếc quạt cỡ 120mm mà còn cả dây dẫn cũng như bộ phận tỏa nhiệt. Do đó để không mắc sai lầm trong việc lựa chọn, bạn cần đảm bảo Case máy tính của mình hỗ trợ lắp đặt cho các thành phần của tản nhiệt. Rất nhiều Case có vị trí cho bộ phận tỏa nhiệt khác nhau như: ở phía sau, phía trước, phía trên, nhưng cần kiểm tra kỹ độ rộng lớn nhất mà Case hỗ trợ cho tấm tản nhiệt là bao nhiêu. Thông tin này khá ít ỏi, thường chỉ ở các diễn đàn, các bài đánh giá cụ thể mới đầy đủ do đó bạn cần tìm hiểu thêm.
Trường hợp bạn sử dụng tản nhiệt chất lỏng dùng quạt làm mát thì điều cần quan tâm tới là việc lưu thông không khí qua thùng máy, khả năng hoạt động của các quạt có sẵn và việc dễ dàng gắn thêm các quạt khác. Trong quá trình sử dụng, nếu nhiệt độ bên trong thùng máy nóng bất thường thì đó là lúc bạn cần vệ sinh lại Case, đặc biệt là các lỗ thông gió, bố trí lại dây cáp, hay là lắp thêm các quạt ở bên hông, trước và sau để gia tăng lưu lượng gió lưu thông trong Case
Kết luận: Đối với tản nhiệt khí, bạn cần kiểm tra độ rộng của Case có đủ chỗ cho mainboard và tản nhiệt nữa không. Với tản nhiệt chất lỏng, kiểm tra độ dầy của tấm tỏa nhiệt và quạt gió và khả năng gắn vừa vặn chúng lên Case. Bên cạnh đó cũng cần chú ý với sự lưu thông không khí bên trong và khả năng gắn thêm các quạt gió làm mát của Case.
3. Khe đựng ổ đĩa, khe cắm mở rộng, cổng kết nối
Để đảm bảo các linh kiện máy tính như ổ cứng ổ quang bạn cần phải chọn những vỏ case máy tính có thể giữ chúng cố định, tháo lắp dễ dàng. Nếu máy tính bạn sử dụng HDD cỡ 5,25” hay nhỏ gọn hơn là 3,25” thì cần chọn Case có khay hỗ trợ tương ứng. HDD hay SSD (2,5”). Loại case Mini ATX thì lại kén chọn kích cỡ ổ cứng hơn, nó chỉ thích hợp với những loại ổ SSD do chúng có kích thước nhỏ, có thể bố trí vừa vặn với kích thước Case nhỏ gọn.
Đối với máy tính chuyên dụng như dùng chơi game, hay sử dụng làm đồ họa thì cần nhiều các khe mở rộng ít nhất là bằng với các khe cắm mở rộng có trên Mainboard của bạn.
Cuối cùng xem lưu ý trên Case của bạn hỗ trợ các kiểu kết nối mới hay cơ bản như: cổng USB, lỗ cắm headphone đằng trước hay bên cạnh case. Hiện nay chuẩn USB 3.0 đang dần thịnh hành do có tốc độ cao hơn, vì thế bạn nên chọn các Case hỗ trợ chuẩn kết nối này, đặc điểm dễ nhận ra nhất là mà màu xanh trên khe cắm.
Kết luận: Bạn cần nắm rõ về kích thước ổ đĩa bạn để chọn loại Case có hỗ trợ đầy đủ khay đựng, Và nếu muốn có khả năng kết nối thiết bị ngoại vi mạnh mẽ, thì bạn cần lưu ý tới các kết nối được hỗ trợ ở phía trước Case.
4. Mầu sắc, thiết kế và chất liệu
Thiết kế vỏ case cho máy tính bạn nên chọn vỏ case có khả năng bố trí các cáp nối, vật liệu cấu thành, khả năng lắp ráp, nâng cấp các linh kiện. Các Case lớn và đắt tiền có thêm các ống, hay vòng cao su dẫn dây cáp giúp không gian bên trong trông gọn gàng và tăng hiệu quả lưu thông không khí bên trong máy.
Chất liệu vỏ case cho máy tính thường được các hãng thiết kế
Hiện nay,Case trên thị trường chủ yếu làm từ thép nhưng chúng lại có nhược điểm khó chịu là nặng nề vì vậy nhà sản xuất đưa ra thêm các dòng được làm bằng vật liệu nhôm. Từ đó trọng lượng Case đã giảm đáng kể, rất thuận tiện cho mang vác, di chuyển khi cần. Một số Case còn hỗ trợ khả năng tháo lắp dễ dàng các linh kiện thông qua bằng cửa vít vặn, nắp đậy khe PCI, cửa sổ được thiết kế đặc biệt. Người mua cũng cần lưu ý vấn đề kích thước của Case có phù hợp với không gian tại nơi làm việc, giải trí của mình hay hông. Tránh tình trạng Case máy quá lớn gây bất tiện cho việc sử dụng.
Để giúp trang trí cho chiếc PC thật bắt mắt, các hãng sản xuất đã trang bị sẵn cho Case các đèn Led nhiều màu ở mặt trước, thiết kế cửa sổ trong suốt để thỏa mãn thú vui khoe những linh kiện khủng bên trong máy. Một số dòng Case còn cho phép bạn dễ dàng tự tay trang trí thêm nhiều các fan có đèn Led màu, ống dẫn chất lỏng sặc sỡ hay “độ” Case đơn giản như.
Kết luận: Nên chọn các Case có khả năng bố trí các dây cáp bên trong gọn gàng cùng khả năng tháo lắp tiện lợi vì điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong suốt thời gian sử dụng. Một điều lưu ý nữa là vật liệu làm nên vỏ Case giúp thuận tiện trong việc di chuyển và vẻ bề “chất” giúp tôn nét cá tinh của chủ nhân, do vậy nếu tài chính cho phép hãy chọn chiếc Case có diện mạo bề ngoài hợp với “gu” riêng của bạn nhất.
5. Lựa chọn mức giá
Tùy theo tình hình tài chính của bạn mà cũng có rất nhiều sự lựa chọn cho vỏ Case. Ở phân khúc giá rẻ: khoảng trên dưới 700 nghìn đồng thì thường là cỡ Micro ATX, tiêu biểu là Cooler Master Elite 344 cũng hỗ trợ cổng USB 3.0, nhiều tùy chọn cho quạt làm mát, và VGA có chiều dài lớn (thậm chí như AMD HD 7990 – theo như thông số của nhà sản xuất). Đây là sản phẩm hướng tới người dùng phổ thông, với các linh kiện bên trong không quá cồng kềnh và khả tài chính hạn chế.
Ở phân khúc tầm trung: mức giá là tầm 1 triệu đồng thì các Case sẽ kiểu dáng đẹp hơn cùng nhiều phụ kiện khác như: đèn LED, nhiều khay đĩa, khe mở rộng và khả năng tháo lắp dễ dàng hơn. Sản phẩm tiêu biểu có thể kể ra đây như là: Cooler Master Elite K281 USB3.0. Hỗ trợ 1 cổng USB 3.0, 7 khe mở rộng, 10 khoang ổ đĩa cho ổ kích thước 3,25” và 5,25” cùng 1 khay cho SSD – quá đủ cho nhu cầu sử dụng của người dùng như game thủ, công việc đồ họa chuyên nghiệp.
Nếu bạn có tình hình tài chính dư rả, cũng như có sở thích mua sắm linh kiện đắt tiền để làm đẹp và gia tăng sức mạnh cho cỗ máy PC thì luôn có phân khúc cao cấp cho bạn. Với sản phẩm tiêu biểu như Corsair Obsidian Series ® 900D có mức gần 9 triệu đồng ngang với cả một dàn PC tầm trung thì nó đã hội tụ tất cả những ưu điểm của các phân khúc trên và được gia tăng khả năng gắn thêm tối đa các món đồ chơi đắt tiền như tản nhiệt nước, card đồ họa cao cấp, các loại ổ đĩa hay là nhiều bộ nguồn một lúc.
Ngoài ra, chọn mua một chiếc case máy tính cũ cũng là một giả pháp không thể bỏ qua, bởi với những case chính hãng có chất lượng tốt thường có độ bền lên đến 10 – 15 năm nên dù có sử dụng vài năm cũng vẫn còn rất tốt, mà giá lại rẻ.
Chỉ cần tham khảo 5 lưu ý bên trên là bạn đã có một chiếc máy tính hoàn hảo rồi, vậy bạn còn chần chừ gì nữa hãy chọn ngay cho mình một chiếc vỏ case cho máy tính tại ThanhbinhPc.com giá rẻ, chất lượng tốt nhé.
XEM THÊM:
>>> Tư vấn mua máy tính để bàn cũ giá rẻ
>>> Top 33 cấu hình máy tính chơi game giá rẻ đáng mua nhất trong năm