Mainboard hay con gọi là bản mạch chính là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính. Máy tính của bạn vận hành ổn định và xử lý tốc độ nhanh hay chậm, máy tính có chạy bền bỉ không đều nhờ vào mainboard. Vậy làm thế nào để chọn lựa một mainboard tốt? Những kinh nghiệm chọn mua Mainboard cho máy tính dưới đây sẽ giúp bạn có chọn lựa tốt nhất.
>>> Top 13 Mainboard bán chạy nhất trong năm
Trên thị trường máy tính có rất nhiều hãng sản xuất Mainboard với các nhãn hiệu, mã số, công nghệ, chủng loại,… khác nhau. Nhưng việc quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu kỹ những thông số sau đây.
Hipset
Hipset là bộ phận quyết định đến công nghệ và các chức năng của Mainboard, Hipset giúp các thiết bị trong Mainboard giao tiếp và kết hợp chức năng với nhau và các thiết bị được gắn thêm vào với nhau. Mỗi loại Mainboard có loại Chipset khác nhau tùy từng loại công nghệ.
Mã số của Chipset được các hãng sản xuất đặt tên cho các chủng loại (Model). Với thông số này nếu bạn không cần phải quan tâm khi chỉ mua máy tính sử dụng cho nhu cầu bình thường. Mà bạn cần chú ý đến các thông số và chức năng bộ phận khác của Mainboard sao cho phù hợp.
CPU
Thông qua Mainboard bạn sẽ biết được những chỉ số sau của CPU:
+ Loại CPU nào được sử dụng cho thiết bị (Intel hay AMD…)
+ Chuẩn chân cắm CPU là gì (LGA775 cho CPU Intel P4, AM2 cho CPU AMD Athlon,…)
+ CPU có tốc độ xử lý tối đa là bao nhiêu
+Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) của CPU
+ Hỗ trợ các loại CPU có công nghệ nào (Core Duo, Core 2 Duo, Core i3, Quad,…)…
+ Và các chỉ số được ghi là tính tương thích và mức tối đa cho phép.
RAM
Ram được thể hiện trên Mainboard bao gồm chuẩn, công nghệ, tốc độ Bus, dung lượng cho phép, số khe cắm… Một số Mainboard có hỗ trợ công nghệ Dual channel, hỗ trợ sử dụng RAM đôi cho công nghệ siêu phân luồng, giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu.
VGA onboard
Một số Mainboard có tích hợp sẵn thiết bị đồ họa (VGA), nhưng một số lại tách rời khi chọn bạn cần chú ý các thông số là: loại Chip xử lý đồ họa, sử dụng bộ nhớ riêng hay chung (Share) với RAM của hệ thống…
Nếu bạn sử dụng máy tính chơi game cấu hình cao, hay thiết kế đồ họa thì bạn cần thêm thêm VGA card bạn có thể lựa chọn sử dụng VGA onboard hay VGA card.
AGP, PCI Express (PCI-Ex)
Đây là loại khe cắm dùng cho VGA, thường có 2 chuẩn: AGP là chuẩn cũ còn PCI Ex là chuẩn mới. Trên đây hiển thị các thông số như 8x, 16x… là tốc độ giao tiếp dữ liệu giữa Mainboard và VGA, số càng lớn tốc độ càng cao máy tính càng nhanh. Nhưng một số thiết bị máy tính có VGA onboard thì có thể không có khe AGP hoặc PCI-Ex để gắn thêm VGA card.
PCI
Là cổng kết nối của Mainboard với những thiết bị khác như âm thanh (Sound), Thiết bị kết nối mạng (Modem), thiết bị xem truyền hình (TV Card)….
ATA, SATA
Loại đầu cắm dây cho ổ dĩa cứng và ổ dĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM). ATA là chuẩn cũ có 40 chân (Pin), thường có 2 đầu cắm. SATA là chuẩn mới sử dụng dây cắm nhỏ gọn và tốc độ cao hơn, thường có 2 hoặc nhiều đầu cắm. Các Mainboard đời mới thường có cả 2 loại đầu cắm này.
Sound onboard
Thiết bị âm thanh (Sound) đã được tích hợp trên Mainboard với các thông số như: 2ch (2 kênh, sử dụng loa stereo), 6ch (6 kênh, sử dụng loa 5.1), 8ch (8 kênh, sử dụng loa 7.1)… một số Mainboard có thêm đầu cắm âm thanh nối ra phía trước để tiện sử dụng.
Lan onboard
Thiết bị kết nối mạng đã được tích hợp trên Mainboard, thông số chỉ tốc độ thông thường là 100Mbps hoặc cao hơn là 1Gbps…
Port (Các cổng kết nối)
Mainboard thường có các cổng dùng để kết nối với các thiết bị bên ngoài. USB là cổng cắm thông dụng hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài như thiết bị lưu trữ, máy in, các thiết bị kỹ thuật số… chuẩn USB 1.0 (1.1) có tốc độ thấp hơn USB 2.0. Mainboard thường có ít nhất là 2 cổng USB, một số có tới 8 cổng USB và có đầu nối ra phía trước để thuận tiện sử dụng.
Ngoài ra còn có các cổng như: PS/2 (dùng cho bàn phím và chuột), Serial (dùng để kết nối với các thiết bị đời cũ), Parallel (kết nối với máy in), Fire-wire, IEEE 1394 (kết nối với các thiết bị kỹ thuật số)…
Mainboard phải có đầy đủ phụ kiện kèm theo phụ kiện kèm theo
Mainboard đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, Mainboard được bọc trong bao nhựa đặc biệt, dây cắm cho các ổ dĩa, sách hướng dẫn, dĩa CD driver dùng để cài chương trình điều khiển các thiết bị trên Mainboard và có thể kèm theo một miếng Inox để che phía sau Mainboard.
Chế độ bảo hành
Với các loại Mainboard chính hãng còn mới sẽ được bảo hành trong thời gian 3 năm, khi một số bộ phận bị hỏng sẽ được bảo hành, trừ trường hợp Mainboard trong quá trình sử dụng người dùng làm nổ , cháy thì sẽ không được bảo hành.
Cách lựa chọn Mainboard như thế nào cho phù hợp?
Thường khi quyết định chọn mua một Mainboard khách hàng sẽ dựa theo 2 cách
Lựa chọn theo chi phí
Đối với những khách hàng không có nhiều chi phí bạn có thể chọn những Mainboard được tích hợp đầy đủ các thiết bị có sẵn. Đồ họa (VGA), âm thanh (Sound), kết nối mạng (LAN),…
Nếu có nhiều chi phí bạn có thể tham khảo những loại Mainboard có cấu hình cao,hoặc tự chọn để lắp ráp một Mainboard theo cấu hình mình ưa thích sử dụng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm Mainboard đa dạng khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo giá tiền phù hợp với mình.
Lựa chọn theo nhu cầu
Nếu máy tính chỉ sử dụng cho công việc văn phòng, giải trí, đọc báo, xem phim bạn chỉ cần một Mainboard có chất lượng trung bình và đặc biệt là cần chọn một CPU có tốc độ xử lý càng nhanh càng tốt, còn lại về chủng loại hay cá thông số khác bạn không cần quá lo lắng.
Mức sử dụng máy tính cao hơn như chơi game cấu hình cao, render, thiết kế hình ảnh cần một Mainboard chất lượng cao tích hợp nhiều tính năng như thiết bị VGA hình ảnh, âm thanh….
Lưu ý khi nâng cấp, thay mới Mainboard
Khi bạn muốn thay mới hay nâng cấp một Mainboard bạn cần chú ý đến các linh kiện máy tính cũ khác đang sử dụng như CPU, RAM, VGA Card,… để chọn Mainboard tương thích với chúng. Tránh tình trạng không tương thích về kỹ thuật hay bị dư thừa dữ liệu.
ThanhbinhPC.com – địa chỉ tin cậy bán máy tính và linh kiện máy tính cũ giá rẻ tại Hà Nội.
XEM THÊM:
>>> 7 Mẹo nhỏ khi chọn mua ổ cứng máy tính
>>> Hơn 300 Case máy tính cũ giá rẻ chỉ từ 80 đến 200k