3 lưu ý quan trọng khi chọn và nâng cấp Ram

Ram là một thành phần không thể thiếu của máy tính, nhưng việc lựa chọn Ram như thế nào cho đúng thì chưa hẳn ai cũng biết. Qua những chia sẻ dưới đây chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chọn Ram không khó như bạn nghĩ.

>>> Top 7 loại ram DDR3 có hiệu năng chơi game tốt nhất

Nâng cấp và thay thế  RAM

Để chọn một chiếc Ram cho máy tính cây cũ hay laptop bạn cần phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố cần có kiến thức chuyên môn về IT. Lựa chọn Ram thích hợp với nhiều linh kiện khác để tránh bị thừa dữ liệu. Nếu bạn là một game thủ hay nhà thiết kế đồ họa thì việc lựa chọn Ram – bộ nhớ trong bạn cần phải quan tâm lên hàng đầu.

Để nâng cấp một Ram bạn cần biết được nhu cầu chính khi bạn sử dụng máy tính là gì, và giá tiền tối đa mình có thể bỏ ra là bao nhiêu. Trong thị trường Ram hiện nay có qua nhiều hãng sản xuất và loại Ram khác nhau, khiến cho sự lựa chọn càng khó hơn.  Vì vậy bạn nên có một số kiến thức về linh kiện máy tính, cũng như kiến thức về Ram như sau:

Ram là gì?: Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory hay còn được gọi là bộ nhớ máy tính hoặc là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Ram, CPU, main …là những thành phần quan trọng quyết định đến tốc độ hoạt động của máy tính

Máy tính ngày nay hầu hết đều có từ 2 hoặc 4 khe cắm RAM. Đó là bởi nhà sản xuất đã dự tính sẵn rằng người dùng sẽ nâng cấp RAM vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Nếu thay mới bạn có thể tìm đúng loại Ram mà bạn đang sử dụng để thay thế hoặc áp dụng những cách như nâng cấp ram dưới đây nhé.

1. Xác định đúng loại RAM

Việc này là quan trọng nhất bạn nên xem mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ của máy tính hỗ trợ được những loại Ram: RAM DDR2 hay DDR3. Những máy tính cũ thì Ram DDR2 thì mainboard hỗ trợ tốt, như thế bạn chỉ chọn những loại ram DDR2. Những sản phẩm máy tính mới gần đây mainboard tương thích với DDR3.

Một cách đơn giản hơn bạn có thể kiểm tra là sử dụng phần mềm CPUz để xác định loại RAM hoăcn mainboard mà máy mình đang sử dụng.

Nếu máy tính của bạn đang sử dụng RAM DDR2 trong khi bo mạch chủ có hỗ trợ cả RAM DDR3 thì đừng ngần ngại lựa chọn ngay một sản phẩm RAM tối tân hơn. Bởi lẽ hiệu năng thực tế của DDR3 cao hơn nhiều so với DDR2 trong khi giá cả của sản phẩm mới hơn lại thấp hơn bởi DDR2 “cháy hàng” dẫn đến giá bán tăng vọt.

Khi nâng cấp Ram bạn cần phải xem thanh Ram mới có tương thích với Ram cũ hay không khi hai máy ram chạy song song với nhau.

Một cặp RAM đạt chuẩn là cặp RAM cùng hãng sản xuất, cùng dung lượng, và cùng số BUS. Lúc này sức mạnh của RAM sẽ được tối ưu hóa ở mức cao nhất. Còn giả sử nếu bạn mua thanh RAM có BUS 1333MHz nhưng RAM cũ chỉ chạy ở BUS 1066MHz thôi thì RAM mới cũng chỉ chạy ở mức tối đa là 1066MHz. Rất lãng phí.

Vậy nên điều quan trọng tiếp theo là nhìn thông số RAM cũ để lựa chọn sao cho phù hợp.

2. Bus của RAM

Việc thứ hai bạn cần xác định là bus của Ram. Bus của RAM giống như tốc độ di chuyển của luồng dữ liệu, khi tốc độ càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc càng nhỏ. Với những công việc đòi hỏi máy tính xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc nhanh thì ngoài dung lượng về Ram lớn bạn cần phải tìm cho mình một thanh Ram có độ bus cao. Nhưng bạn cần lưu ý rằng không phải RAM nào có BUS cao là tốt cho máy tính của mình. Còn phải xem lại mainboard có hỗ trợ RAM có độ BUS như vậy không đã. Ví dụ:

Mainboard hỗ trợ RAM có độ BUS tối đa là 1066MHz nhưng bạn lại mua RAM có BUS là 1333MHz thì chắc chắn xung đột sẽ xảy ra trong quá trình sử dụng.

Ram DDR3 có nhiều tính năng vượt trội hơn nhiều so với DDR2. Bạn có thể thấy RAM DDR2 bus 800MHz hay 1066MHz thì mức băng thông lần lượt sẽ là 6,4GB/s và 8,5GB/s, trong khi đó RAM DDR3 phổ biến hiện nay trên thị trường với bus 1333MHz và 1600MHz thì ta sẽ có mức băng thông là 10,66GB/s và 12,8GB/s, và mức băng thông này của DDR3 có thể thấy là hơn xấp xỉ 1.5 lần so với DDR2.

Thông thường nếu không quan tâm nhiều đến vấn đề chi phí thì bạn có thể RAM có số bus tối đa ghi trên mainboard. Trong trường hợp muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và bo mạch chủ thì theo một cách gần đúng, bạn có thể dùng công thức sau để tính: lấy bus CPU chia 4 rồi đem nhân kết quả với 2 (hoặc ngắn gọn hơn là lấy bus CPU chia 2). Ví dụ: chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz.

3. Dung lượng RAM

Các laptop cấu hình cũ thường  sử dụng Ram 2GB những laptop mới gần đây lại sử dụng ram 4GB. Một máy tính bình thường thì chỉ cần sử dụng Ram 2GB là đủ chạy những phần mềm cơ bản của máy tính. Những nếu bạn chơi game hay sử dụng nhiều phần mềm đồ họa nặng bạn cần ram tối thiểu là 4GB.

Những một lưu ý là hệ điều hành 32 bits chỉ tương thích với ram 2GB, còn hệ điều hạnh 64 bits tương thích với 4GB. Nếu bạn chọn không tương thích với hệ điều hành có thể dẫn đến trường hợp thừa hoặc thiếu.

Một số lưu ý khi lựa chọn và nâng cấp RAM, bạn nên quan tâm đến những thông tin sau.

+ Hãy nhờ người có kinh nghiệp lắp giúp, khi tháo lắp nên nhẹ nhàng, đừng để mất chân RAM hoặc ốc vít

+ RAM là linh kiện rất ít khi hỏng hóc, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý mua ở các cửa hàng bán Ram uy tín, có bảo hành lâu dài.

+ Ngắt nguồn điện khi tháo lắp để đảm bảo an toàn.

XEM THÊM:

>>> Top 13 Mainboard chơi game ổn định nhất năm nay 

>>> Top 31 Card màn hình chơi game không giật lag