Bạn đang phân vân lựa chọn giữa một máy tính đồng bộ và một máy tính để bàn lắp ráp? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ưu và nhược điểm của máy tính lắp ráp để giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất.
>>> Bán máy tính để bàn cũ giá rẻ uy tín tại Hà Nội
>>> Tư vấn mua case máy tính cũ giá rẻ, cấu hình cao đáng mua nhất
Máy tính PC hay còn gọi là máy tính Case các linh kiện thông thường bên trong có thể tự do khác hàng lựa chọn theo sở thích, và giá tiền mong muốn của mình.
Bạn có thể lựa chọn cho mình mỗi thiết bị của một hãng sản xuất, hay cấu hình khác nhau, miễn sao là chúng có thể kết hợp với nhau để chạy tối đa dữ liệu và hoạt động tốt nhất.
Ưu điểm của máy tính lắp ráp
Dựng cấu hình tùy chỉnh theo mục đích sử dụng, dễ dàng nâng câp, sửa chữa, bảo trì, …. và rất nhiều những lợi ích khác mà bạn có thể nhận được khi tự buil máy tính để bàn.
1. Thoải mái lựa chọn linh kiện bạn thích
Đây chính là ưu điểm thứ nhất của máy tính lắp ráp mà được nhiều khách hàng thích nhất. Không như máy tính đồng bộ, khi chọn máy tính lắp ráp, bạn có thể tìm hiểu từng bộ phận nhỏ như Ram, CPU, VGA, card… Sao cho phù hợp với sở thích và giá tiền của mình nhất.
2. Dễ dàng thay thế linh kiện và nâng cấp máy tính
Một ưu điểm không thể bỏ qua khi chọn máy tính lắp rạp là bạn có thể dễ dàng thay thế linh kiện và nâng cấp máy tính. Sau một thời gian sử dụng, bạn cảm thấy máy tính đã chậm hơn, hoặc không còn phù hợp với công việc bạn sử dụng. Bạn có thể dễ dàng nâng cấp máy tính.
So với máy tính đồng bộ, được các hãng sản xuất tích hợp và kết nối các linh kiện với nhau nên khi nâng cấp bạn cần phải chọn những linh kiện phù hợp với thiết bị khác để máy tính có thể hoạt động tốt hơn.
Nhưng với máy tính lắp ráp ngay tự đầu bạn đã được tự mình chọn lựa linh kiện vậy nên việc thay thế hay nâng cấp đối với loại này đơn giản hơn nhiều.
2. Dễ nâng cấp
Có thể dễ dàng nâng cấp máy tính của mình hơn, thay mới các bộ phận để nâng cao hiệu suất.Hầu như người dùng mua linh kiện về tự ráp hoặc mua máy tính ráp sau này sẽ nâng cấp thêm một số thứ, như Card rời là thường xuyên nhất .
Và thường thì phải tính toán trước để khi có điều kiện có thể nâng cấp mà không phải thay (ví dụ nâng cấp card nặng mà dùng nguồn cùi thì xác định là cần nâng cấp nguồn nếu không muốn Card hỏng sớm)
3. Có nhiều sự lựa chọn hơn
Có thể tự chọn các thành phần để phù hợp với công việc nhất và đảm bảo máy tính chạy nhanh hơn so với một máy tính được cấu hình sẵn. Việc tự dựng một case máy tính cũng là trải nghiệm thú vị, và bạn có thể bắt gặp một số dàn máy cấu hình khủng, tản nhiệt nước, hoạt động lung linh.
Điều này thì không có thể gặp được ở máy tính đồng bộ.Có thể ép xung máy tính để đạt được tốc độ cao hơn mà các thành phần của bạn có khả năng.
4. Tự build máy tính mang bản sắc của riêng mình
Vì đam mê, niềm vui khi lựa chọn được những bộ phận mình cần và ráp chúng lại với nhau để tạo nên một chiếc máy tính độc đáo, mang bản sắc riêng của mình là điều vô cùng tuyệt vời.
Việc cân nhắc thêm, bớt linh kiện cho phù hợp với điều kiện cũng như khả năng của sản phẩm sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị và hiểu biết về máy tính.
5. Giá thành rẻ hơn với máy tính đồng bộ
Một ưu điểm nổi bật nhất của máy tính lắp ráp đó chính là giá thành rẻ. Với một máy tính cấu hình tương tự thì máy tính lắp ráp có giá rẻ hơn 1/3 đến ½ giá trị của máy tính đồng bộ. Tại sao giá của máy tính lắp ráp lại rẻ?
Thay vì mua cả một máy tính nguyên cục, bạn có thể thoải mái lựa chọn sao cho tối ưu nhất về giá cũng như cấu hình của máy tính. Mua lẻ từng bộ phận sẽ có giá rẻ hơn so với khi mua máy tính đồng bộ của một nhà sản xuất.
Một số hạn chế của máy tính lắp ráp
Ngoài những ưu điểm vô cùng tuyệt vời trên thì máy tính tự lắp ráp cũng có một số hạn chế nhất định như nó yêu cầu người mua phải có kiến thức về phần cứng và máy tính hay cách tính toán hiệu năng hệ thống,…
1. Bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm để chọn mua linh kiện phù hợp.
Đối với những khách hàng không có kiến thức mà lại lựa chọn mua máy tính lắp ráp thì quả thực là sự may rủi. Bạn dễ bị người bán hàng lừa là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để an toàn bạn nên chọn những địa chỉ bán máy tính uy tín tại Hà Nội để được tư vấn cụ thể nhất.
Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức và những kinh nghiệm chia sẻ trên các website, diễn đàn… để có thể lựa chọn cho mình một chiếc máy tính lắp ráp tốt nhất.
2. Máy tính lắp ráp không có kiểm duyệt
Đây là một phần e ngại của nhiều khách hàng khi đến với lựa chọn mua máy tính lắp ráp. Chính vì mua từng bộ phận nên chỉ có thể bảo hành từng bộ phận một.
Không giống như máy tính đồng bộ, được các hãng sản xuất, kiểm định theo tiêu chuẩn trước khi đem sản phẩm ra thị trường.
3. Khả năng xung đột giữa một số thiết bị
Việc xung đột có thể xảy ra ( hơi ít ) nhưng vẫn có và khiến thiết bị hoạt động kém ổn đinh. Chất lượng linh kiện thì cũng tùy, mua hàng xịn thì giá khá cao, mua hàng bình thường thì có thể bị hỏng ( nhưng dù sao các linh kiện cũng được bảo hành khá dài.
4. Không phải ai cũng có thể lắp ráp máy tính
Thích hợp cho người dùng là dân công nghệ PC, những người có kiến thức và kinh nghiệm về máy tính. Những người không rành về máy tính hay công nghệ nên tham khảo các máy tính đồng bộ để hạn chế các rủi ro.
Bài viết trên đã tổng hợp những ưu và hạn chế của máy tính lắp ráp, qua đó đã giúp bạn phần nào có sự lựa chọn cho mình nên mua loại máy tính nào phù hợp nhất với bản thân nhé.
Chúc bạn thành công!
XEM THÊM:
>>> 9 sai lầm thường gặp khi mua chọn mua máy tính
>>> 4 lý do bạn nên mua máy tính cũ thay vì mua mới